Hà Đô
HẠNG MỤC ĐIỀU TRỊ
Viêm Phụ Khoa
Kế Hoạch Hóa Gia Đình
Sức Khỏe Sinh Sản
Bệnh Xã Hội

Bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe ? Bác sĩ sẽ tư vấn miễn phí cho bạn.

Tổng quan về bệnh rong kinh – Bệnh lý cần thăm khám ngay

Tình trạng kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, mất nhiều máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em gọi là rong kinh, tuy nhiên nhiều người lại chủ quan, không điều trị sớm càng ảnh hưởng đến tâm lý và để lại nhiều biến chứng.

Bạn lo lắng vì rong kinh nhiều chu kỳ liên tiếp? Trò chuyện ngay với bác sĩ

Rong kinh là gì?

Rong kinh là hiện tượng lượng máu kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn so với chu kỳ bình thường. Thông thường, thời gian hành kinh ở phụ nữ là 3 – 5 ngày với khoảng 50 – 80ml máu trong toàn chu kỳ, nếu lượng máu này nhiều hơn, nghĩa là cơ thể đang cảnh báo một số dấu hiệu về sức khỏe.

Dấu hiệu đi kèm là máu ra nhiều vào ban đêm, đóng thành cục lớn, mệt mỏi, thở dốc, đau bụng dưới. Rong kinh kéo dài sẽ gây thiếu máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây khó chịu,…

Nguyên nhân gây rong kinh

Thói quen sinh hoạt: Những thay đổi trong thói quen sinh hoạt như tăng hoặc giảm cân quá mức, stress, tập thể dục cường độ cao,… khiến xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt, làm chậm kinh hoặc rong kinh.

Những tổn thương cổ tử cung, buồng trứng,…

Rối loạn hormone: Các hormone trong cơ thể tăng cao, không được điều tiết gây ra hoại tử, bong tróc thành mảng nhỏ làm chảy máu kéo dài.

Các bệnh phụ khoa: rong kinh thường gặp ở chị em mắc buồng trứng đa nang,…

Sinh sản: Sau quá trình sinh sản, tùy cơ địa mà kinh nguyệt sẽ quay lại, gây ra rối loạn kinh nguyệt trong đó có rong kinh.

Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc tránh thai có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, ớn lạnh, căng tức ngực và rong kinh.

Tuổi tác: Giai đoạn dậy thì ở các bạn gái và phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh nội tiết tố trong cơ thể không ổn định khiến máu ra nhiều hơn hoặc rong kinh kéo dài.

Rong kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Thiếu máu: Rong kinh kéo dài khiến cơ thể bị mất máu, xanh xao, mệt mỏi, thiếu sức sống. 

Rong kinh là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa như buồng trứng đa nang,… nếu không được điều trị sớm để lại nhiều biến chứng.

Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Máu kinh ra nhiều cộng với tình trạng đóng cục tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm bộ phận sinh dục, vi khuẩn có thể đi ngược vào âm hộ, buồng tử cung, vòi trứng gây viêm phần phụ, dẫn đến vô sinh.

Bị rong kinh phải làm sao

Bỗng sau 5 – 7 ngày bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình vẫn chưa chấm dứt làm chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng thì đây là lời khuyên của bạn sĩ chuyên khoa dành cho bạn: 

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tại đây 

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, giữ cơ thể tránh xa bệnh tật. Chị em nên:

Ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và rau xanh để ổn định đường huyết, cân bằng nội tiết tố, hạn chế nhiễm trùng.

Cá biển giàu chất béo giúp giảm đau, giảm viêm.

Cải thiện tình trạng thiếu máu bằng thực phẩm giàu chất sắt và vitamin B6.

  Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.

  Không ăn đồ cay nóng.

Điều chỉnh lối sống khoa học

Chế độ sinh hoạt giúp cải thiện rong kinh hữu hiệu:

 Tránh vận động mạnh, nghỉ ngơi hợp lý.

 Tránh căng thẳng, stress, giữ tinh thần luôn vui vẻ.

 Ngủ đủ giấc.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

Thăm khám với bác sĩ phụ khoa

Khám với bác sĩ là điều cần thiết khi gặp các vấn đề phụ khoa. Qua thăm khám có thể tìm ra nguyên nhân để khắc phục, đồng thời chữa bệnh nhanh và hợp lý. 

Khám phụ khoa tại phòng khám Hà Đô

Phòng khám phụ khoa Hà Đô là nơi tiếp nhận và điều trị nhiều ca bệnh rong kinh thành công. Giải quyết triệt để nhiều vấn đề nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và khả năng sinh sản.

Phương pháp chẩn đoán

Để xác định được nguyên nhân rong kinh hay các bệnh lý khác, bác sĩ cần biết thông tin tiền sử bệnh lý của người bệnh và gia đình (một số bệnh do di truyền), sau đó là thực hiện một số xét nghiệm khác để tăng độ chính xác của kết quả chẩn đoán:

Siêu âm: Sử dụng sóng âm để quan sát trong cổ tử cung, buồng trứng và xương chậu.

Xét nghiệm PAP: Lấy mẫu tế bào ở bề mặt cổ tử cung để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, tế bào ung thư hoặc mầm mống của ung thư..

Soi ổ bụng.

Cách điều trị rong kinh

Thông thường các bác sĩ sẽ kê thuốc để cải thiện tình trạng rong kinh. Có thể là thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, thuốc chống viêm, thuốc bổ sung hormone hoặc thuốc bổ sung sắt để tránh thiếu máu.

Nếu việc điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật. Tuy nhiên các thủ thuật điều trị có thể gây vô sinh như nong nạo tử cung, cắt đốt nội mạc tử cung,… do đó chỉ áp dụng cho các trường hợp đã lớn tuổi hoặc không còn nhu cầu sinh con.

Nguyên nhân gây rong kinh ở mỗi người là khác nhau nên tình trạng bệnh cũng khác nhau. Nên khi nghi ngờ bệnh, chị em nên đến ngay phòng khám phụ khoa Hà Đô để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Phòng khám phụ khoa Hà Đô quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi, giàu kinh nghiệm; sở hữu hệ thống máy móc hiện đại hỗ trợ chẩn đoán chính xác tình trạng, nhờ đó có phương pháp điều trị hiệu quả ở mỗi bệnh nhân.

Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi tại đây chị em vui lòng liên hệ đến:

 Nhấc máy và gọi ngay đến Hotline: (028) 3832 9966  076 301 3666.

 Nhấn vào khung chat online để được bác sĩ tư vấn trực tuyến và đặt hẹn lịch thăm khám trước.

 Đến trực tiếp phòng khám tại địa chỉ số 35B – 35C Đường 3/2, P.11, Q.10, TPHCM.

(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.